Tính nghiêm túc, kỷ luật cao của người Nhật

Tính nghiêm túc, kỷ luật cao của người Nhật. Tinh thần trách nhiệm, tính nghiêm túc, ý thức kỷ luật cao đặc biệt làm nên sự khác biệt c...

Tính nghiêm túc, kỷ luật cao của người Nhật.

Tinh thần trách nhiệm, tính nghiêm túc, ý thức kỷ luật cao đặc biệt làm nên sự khác biệt của người dân Nhật Bản với các quốc gia khác.

Người Nhật đã bắt tay vào công việc là nghiêm túc, là cẩn thận và cái tính kỷ luật ấy ăn vào máu họ. Ví dụ kiểm tra một hàng cầu dao điện đã dập xuống chưa, chỉ cần nhìn liếc mắt qua là xong, nhưng người Nhật không chỉ mắt nhìn mà tay chỉ, chạm vào từng chiếc một, miệng lẩm bẩm ok, ok, ok cho đến hết.

Tính nghiêm túc, kỷ luật cao của người Nhật
Tính nghiêm túc, kỷ luật cao của người Nhật
Người Việt Nam ta thường hay chú tâm vào cái gì được cho là quan trọng nhất, những thứ râu ria cho qua, làm việc thế mới hiệu quả. Vì vậy làm việc với người Nhật, người lao động Việt Nam dễ cảm thấy họ mất thời gian cho những chi tiết nhỏ và có người cho đó là ngớ ngẩn, là máy móc, kém sáng tạo. Nhưng thực ra chính cái sự "vớ vẩn" đó đảm bảo tránh tối đa khả năng có lỗi, đảm bảo ở mức độ tối đa của sự hoàn thiện, rồi cũng chính từ đó mà làm nền của sáng tạo.

Làm việc có kế hoạch, báo cáo kịp thời

Nói đến chuyện người Nhật thích báo cáo, báo cáo nhiều đến loạn cả óc. Trước đây tôi cũng có lúc phát điên với sếp Nhật khi ngày họp 2 lần, không kể khi có sự vụ đột xuất, gọi xong cuộc điện thoại nào là phải báo cáo ngay về cuộc đó. Một cuộc điện thoại đối tác đi vắng, tôi định bụng tý nữa gọi lại rồi mới báo cáo. Sếp ngồi chờ mãi, không thấy tôi nói năng gì đã gọi điện thoại lên lớp cho một bài: "Không có tiến triển thì cũng phải báo cáo là không có tiến triển. Thông tin không có gì mới cũng là một dạng thông tin quan trọng không kém gì thông tin mới".
Sau này càng ngày tôi mới thấm câu này. Lấy một ví dụ: Trong công việc của tôi, phía Việt Nam tỏ ý muốn cử một đoàn sang thăm Trường Đại học Aizu. Trường này một khi đã nhận lời là lập tức hỏi han lịch trình để lên kế hoạch chương trình tiếp đón chu đáo. Sếp lớn, sếp bé từ hiệu trưởng trở xuống đều thu xếp với lịch công việc. Trong khi đó chờ mốc cả ra không thấy trả lời xác nhận từ phía Việt Nam, cũng không có chút liên lạc nào. Hỏi họ cũng ù ù cạc cạc, không trả lời rõ ràng. Đến sát sàn sạt ngày, cuối cùng thì mới có tin nội dung là "Hủy, không đi nữa". Lý do đưa ra không làm kịp giấy tờ. Cứ như thể "rồng" hẹn đến nhà "tôm" chơi ấy.

Phía Nhật bị sốc bởi người Nhật làm việc gì cũng lên kế hoạch từ rất sớm, chuẩn bị nghiêm túc và liên lạc, báo cáo thường xuyên trong quá trình thực hiện. Đó là nguyên tắc làm việc của họ. Có thể lúc này lúc kia là thừa, nhưng thừa còn hơn thiếu. Ai đó có thể thấy mất thời gian, kém hiệu quả, nhưng khoan hãy nói đến hiệu suất tương đối, mà hãy nhìn vào kết quả tuyệt đối. Có phải kết quả tuyệt đối của họ cao, rất cao, cao đến mức cả thế giới phải ngước nhìn không?

Sự cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo

Người Nhật cẩn thận, tỉ mỉ thế nào. Xin đưa ra vài ví dụ:
Nếu ai đã từng ở Nhật Bản, đặc biệt là phụ nữ, sẽ để ý đến dàn dây phơi quần áo của họ. Nhà tôi ở một nơi có cư dân nhiều nước sống, nhưng chỉ cần thoạt nhìn dàn phơi quần áo là biết ngay nhà đó là người Nhật hay người nước khác.

Đứng soi dàn quần áo nhà người ta thì thật bất nhã, người Nhật phơi quần áo khá đẹp, dàn toàn một loại khăn cùng nhau, dàn toàn áo sơ mi trắng… mỗi chiếc mắc áo lại được kẹp bởi một chiếc kẹp cố định vào cọc phơi, làm cho nó luôn thẳng góc, không quay ngang quay ngửa khi gặp gió. Vào nhà của người Nhật tuột giày ra phải xếp gọn gàng, hướng mũi giày ra cửa chứ không phải đặt nó ngang ngửa thế nào cũng được.

Sự tỉ mỉ cẩn thận ăn sâu vào máu người Nhật từ bé, qua những nếp sinh hoạt giản dị, chả thế mà uống trà được nâng lên thành "đạo". Uống trà đúng cách theo đạo của họ thì với người Việt Nam mình thế nào cũng phải thốt lên, ôi dào sao mà lắm chuyện. Còn đồ thủ công mỹ nghệ của người Nhật thì khỏi chê, chau chuốt đến từng chi tiết nhỏ.
Trong thế giới hiện đại ngày nay, loại kéo mổ sắc nhất và nhỏ nhất thế giới, chuyên dùng mổ thần kinh, là do một người thợ thủ công ở Nhật làm ra.

Suy nghĩ kỹ dẫn đến sáng tạo và phát triển

Lại nhớ chuyện một sếp người Nhật khác, trình thư cho sếp ký, sếp luôn nheo mắt vặn tôi một câu: "Cô đã suy nghĩ kỹ chưa?". Chắc chắn là nghĩ kỹ rồi chứ? Chắc chắn không có gì để sửa chữa nữa chứ? Tôi có cảm giác bị coi là ngốc nghếch. Sếp có ý kiến gì thì cứ nói luôn đi, có cái thư đơn giản chứ có gì đâu. Thế mà sau một hồi vặn vẹo, sếp bảo: "Ok, tốt, nếu cô đã suy nghĩ kỹ rồi thì ok". Rồi sếp ký chả sửa câu nào. Tôi cú ông sếp lắm, nhưng càng sau này nhìn lại mới nhận thấy đó là điều lớn nhất mà mình đã học được ở ông ấy. Sống ở Nhật tôi vỡ lẽ vì sao cái gì người Nhật cũng chỉn chu.

Khi người Nhật sản xuất ra chai nước gội đầu và chai dầu xả, người ta sẽ không chỉ nghĩ đến việc làm sao cho chất lượng tốt, mẫu mã bắt mắt mà đã nghĩ tiếp còn cái gì để cải tiến cho nó tốt hơn không?

Họ có hẳn một ủy ban chuyên nghiên cứu cải tiến mọi thứ đồ dùng, các phương tiện cuộc sống cho thuận lợi hơn nữa. Ví dụ như họ tìm cách thống nhất vị trí cái cần giật nước toilet chẳng hạn, vì quả là trên thực tế khi đến một nơi xa lạ, người ta hay tự hỏi không hiểu giật nước chỗ nào?

Trên đây toàn là những chuyện không lớn mà tôi chứng kiến và tôi đã học được nhiều điều bổ ích từ những chuyện đó. Để kết thúc bài viết, tôi xin trích lời ông Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Janizaki:
"Văn hóa Nhật có ảnh hưởng nhiều đến cách ứng xử của người dân Nhật Bản. Tính tập thể cộng đồng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong xã hội Nhật Bản. Tính cách này là truyền thống ngàn đời của người dân Nhật Bản”.

Bài trên fanpage: Câu Lạc Bộ Doanh Nhân

Related

Culture 248681316272412123

Post a Comment

emo-but-icon

CHUYÊN MỤC

Culture (14) Language (13) Business (11) Study (11) University (9) News (8) Tip (8) Travel (6) Job (1)

Recent Posts

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

item
- Navigation -