Nhật Bản và nền giáo dục thực dụng

Nhật Bản và nền giáo dục thực dụng Nước Nhật vừa trải qua một trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11/3/2011 với thiệt hại rất ...

Nhật Bản và nền giáo dục thực dụng


Nước Nhật vừa trải qua một trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11/3/2011 với thiệt hại rất lớn về người và của. Nước Nhật và những quốc gia lân cận đang trong tình trạng căng thẳng ám ảnh nỗi lo phóng xạ. Nền kinh tế cả thế giới cũng bị ảnh hưởng lớn bởi những thiệt hại ở Nhật. Ngẫm một chút về đất nước này để rút ra một điều gì đó cho xứ Thiên đường ta.

Gồm bốn đảo lớn và trên sáu ngàn hòn đảo nhỏ, đất nước Nhật Bản cũng gần giống Việt Nam có dáng hình chữ S, với diện tích 378.000 km2 và dân số trên 120 triệu người. Đã có thời người ta ví nước Nhật như một con cá lớn nổi lên giữa đại dương. Mỗi lần cá quẫy mình là đất trời lại chao đảo. Núi lửa, động đất, sóng thần là những điển hình thiên tai mà nước Nhật phải hứng chịu.

Với chiều dài gần 3000 km từ bán đảo Triều Tiên lên Bắc cực, nước Nhật nằm trong miền khí hậu lạnh ôn đới, có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các vùng. Ngoài những tiềm năng về biển, một số di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng được gìn giữ và xây dựng. Vùng đất rực rỡ Hoa Anh Đào này tài nguyên nghèo nàn. Sống trong sự khắc nghiệt, bạc đãi của thiên nhiên, người Nhật nổi tiếng cần cù, điềm tĩnh, thông minh, tính kỷ luật cao, và thực sự nhiệt tình, mến khách.

Nhật Bản và nền giáo dục thực dụng
Nhật Bản và nền giáo dục thực dụng
Là nước bại trận trong Thế chiến thứ hai, phải chịu sức tàn phá thảm khốc của hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Trong Việc khám kiểm tra độ nhiễm phóng xạ tro tàn chiến tranh, người Nhật đã gồng mình đứng dậy. Để phục hưng đất nước, cùng với những Quốc sách khác, từ năm 1947 ở Nhật giáo dục bắt đầu được quan tâm và đầu tư rất lớn.

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đào tạo theo quy tắc 6-3-3-4 (6 năm tiểu học; 3 năm trung học cơ sở; 3 năm trung học phổ thông và 4 năm cho cao đẳng, đại học. Riêng ở bậc đại học những ngành đặc biệt như y học, một vài trường kỹ thuật công nghệ cao có thời gian đào tạo từ 5- 6 năm). Đặc biệt việc đào tạo ở cấp tiểu học được hết sức chú trọng với những yêu cầu chuẩn mực về dạy người, dạy chữ. Ở Nhật hầu hết các trường tiểu học là trường công, được đầu tư quản lí chặt chẽ từ nguồn Quốc phí, chỉ có 0,7% là trường tư, chủ yếu từ các nguồn vốn đầu tư thí điểm hoặc tài trợ nhân đạo, không mang tính kinh doanh.

Nước Nhật có 50 huyện. Mỗi huyện được quyền tuyển chọn giáo viên cho huyện mình dựa theo tiêu chuẩn hoá của Quốc gia. Giáo viên tiểu học có thể được thay đổi việc giảng dạy thường xuyên: Năm nay dạy lớp 1, năm sau có thể dạy lớp 3, hoặc lớp 5 và ngược lại. Ngoài những kiến thức khoa học cơ bản, thời gian học tiểu học, học sinh đặc biệt được chú trọng đến việc giáo dục về lòng yêu nước, đạo đức, trách nhiệm xã hội, nề nếp ứng xử, hướng tới những khát vọng nhân văn, chân, thiện, mỹ.

Trong sách giáo khoa chúng ta vẫn dạy trẻ em: “Nước ta rừng vàng biển bạc, tài nguyên dồi dào…”. Hàng bao thế hệ qua, sách giáo khoa Nhật nói điều ngược lại: “Nước Nhật nghèo tài nguyên lắm, thiên nhiên bạc đãi lắm. Con đường duy nhất là các em phải cố gắng lên!”…Trình độ giáo dục, và từ đó là trình độ công nghệ đã đưa nước Nhật bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, trở thành một Quốc gia có đời sống, an ninh tuyệt vời, tiềm năng kinh tế hùng mạnh.

Nền giáo dục thực dụng Nhật Bản
Nền giáo dục thực dụng Nhật Bản
Trong hệ thống giáo dục tiểu học, sự liên kết giữa nhà trường và gia đình hết sức chặt chẽ, đặc biệt vai trò người mẹ rất quan trọng. Trong đó việc dạy dỗ, chăm sóc con cái là bổn phận, là hạnh phúc thiêng liêng của người mẹ. Phụ nữ Nhật hầu hết đều có trình độ học vấn, họ luôn trau dồi những hiểu biết văn hoá, đời sống xã hội để chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. Những kiến thức học được ở nhà trường, tình thương và sự dạy dỗ của người mẹ có tầm quan trọng đặc biệt, là nhân tố quyết định cho sự phát triển những công dân tương lai của nước Nhật.

Ở Nhật với hệ thống cao đẳng, trung học dạy nghề, việc áp dụng thực hành rất được chú trọng. Mục tiêu thiết thực là: “làm được cái gì sau khi học”. Vì vậy, từ các lĩnh vực cơ khí điện tử đến quản lí ứng dụng, học sinh sau khi ra trường đều có thể trở thành những người làm việc thuần thục thích hợp với các dây chuyền công nghệ của một xã hội tiên tiến.

Ở trường đại học, trong giảng dạy, học tập, tư duy nghiên cứu, những thiên hướng phát triển cá nhân luôn luôn được khuyến khích. Nền giáo dục của Nhật Bản tạo cho con người có ý thức và điều kiện học tập, nghiên cứu suốt đời, cân bằng hài hoà giữa các kiến thức truyền thống với các kiến thức công nghệ tiên tiến, với phương châm: “Sáng tạo không ngừng là con đường duy nhất để đi tới thịnh vượng”. Các chuyên gia giáo dục Nhật Bản luôn hoàn thiện, bổ sung chương trình giáo dục cho mọi cấp. Nhưng người Nhật cũng rất thận trọng và rất “dị ứng” về việc đem hệ thống giáo dục nơi khác để áp đặt cho mình. Bộ Giáo dục có một ban chuyên trách tuyển chọn sách giáo khoa cho từng cấp học. Những tài liệu được phổ biến giảng dạy trong nhà trường đều phải được thanh tra giáo dục Quốc gia cho phép. Người ta quan niệm rằng: chính học sinh, sinh viên là người sử dụng sách giáo khoa đó. Việc giảng dạy của giáo viên chỉ là để hướng dẫn phương pháp tiếp thu cho học sinh mà thôi.

Hiện nay 6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở là chương trình bắt buộc đối với trẻ em Nhật Bản. Trên 70% số lượng học sinh THPT đều được học tiếp lên đạt đến trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Xã hội Nhật Bản coi ngành giáo dục là ngành sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tri thức. Giáo dục không chỉ quan tâm đến từng con người với mục tiêu hoàn thiện nhân cách, trí tuệ cho mỗi cá nhân, làm cho con người phát triển toàn diện, có cuộc sống hạnh phúc, mà giáo dục còn hướng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, sự phồn vinh của cộng đồng. Nhật Bản là nước được Tổ chức giáo dục Quốc tế đánh giá có tỉ lệ học vấn về đại học ngang hàng với nước Mỹ, vượt xa nhiều nước châu Âu.

Ngày nay giáo dục Nhật Bản thực sự là một nơi lí tưởng, là niềm mơ ước cho những sinh viên muốn du học nước ngoài. Tuy vậy, học sinh các nước học ở Nhật không nhiều. Để theo học tại đất nước Mặt trời mọc này, sinh viên Quốc tế cần phải biết tiếng Nhật – vốn được coi là ngoại ngữ khó. Chi phí cho học tập tại Nhật Bản rất lớn. Để học được một khoá ngoại ngữ 6 tháng, trung bình phải tốn khoảng trên 5000 Đô la Mỹ tiền học phí.

Nước Nhật vừa trải qua một trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11/3/2011 với thiệt hại rất lớn về người và của. Đây là tổn thất do thiên tai gây ra lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Hiện tại cả nước Nhật và những quốc gia lân cận đang trong tình trạng căng thẳng ám ảnh nỗi lo phóng xạ. Nền kinh tế cả thế giới cũng bị ảnh hưởng lớn bởi những thiệt hại ở Nhật. Nước Nhật cần ít nhất 200 tỷ USD để tái thiết đất nước.

Trong mất mát đau thương, người Nhật càng toả sáng. Nền giáo dục Nhật càng minh chứng được việc dạy Người, dạy Chữ cho thế hệ tương lai. Cả nhân loại đang nhìn về đất nước Mặt trời mọc này với biết bao suy ngẫm và niềm tin về một sự phục hồi.

Nguồn: Câu Chuyện Nhật Bản

Related

Tip 1961494540860491418

CHUYÊN MỤC

Culture (16) News (14) Language (13) Business (11) Study (11) Travel (11) University (9) Tip (8) Job (1)

Recent Posts

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

item
- Navigation -