Đừng nuôi con bằng chủ nghĩa hoàn hảo

Đừng nuôi con bằng chủ nghĩa hoàn hảo " Cẩm nang dạy con từ nước Nhật " Một khi cha mẹ bị cai trị bởi chủ nghĩa hoàn...

Đừng nuôi con bằng chủ nghĩa hoàn hảo


Một khi cha mẹ bị cai trị bởi chủ nghĩa hoàn hảo và đặt toàn bộ hy vọng vào bản thân mình cũng như con cái, họ sẽ trở nên rất mẫn cảm với các thất bại hay lỗi lầm nhỏ nhoi, vì vậy mà sự căng thẳng và bồn chồn sẽ dần được tích tụ lại.

Sự quan tâm

Chính những thời điểm khó khăn sẽ tạo nên sợi dây gắn bó gia đình 

Để trẻ em quan tâm đến người khác và có mối quan hệ con người phong phú thì trước tiên việc xây dựng gia đình bằng sự quan tâm lẫn nhau rất quan trọng.

Để trẻ em mở rộng thế giới đời sống của bản thân thì sự tận tụy, quan tâm tới gia đình cũng trở nên cần thiết.

Bên cạnh đó, việc vợ chồng, con cái nói những lời quan tâm lẫn nhau hàng ngày cũng rất quan trọng. Đặc biệt khi đối mặt với những vấn đề hay đau khổ, sự quan tâm, an ủi sẽ giáo dục nên năng lực và dũng khí đối diện với khó khăn. Ngoài ra, nó còn có quan hệ với việc giáo dục năng lực tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.

Người Nhật dạy con cách quan tâm người khác
Người Nhật dạy con cách quan tâm người khác 
Trẻ em học theo lối hành xử của cha mẹ

Lòng biết ơn và sự quan tâm tới cha mẹ là thứ quan trọng tạo nên nền tảng lòng quan tâm tới người khác. Trước hết các bậc cha mẹ hãy nỗ lực thể hiện tâm thế coi trọng ông bà là bố mẹ của mình. Hãy nhớ rằng người lớn sẽ luôn bị bản thân trẻ em soi xét về cách thức đối xử với cha mẹ mình và những gì cần thiết đối với xã hội ở đó con người quan tâm lẫn nhau.

Không chỉ có hạnh phúc nhận từ người khác mà có cả hạnh phúc có được khi vì người khác

Có đến 60% học sinh tiểu học, trung học cơ sở trả lời rằng “không” , “không mấy khi” “nhường ghế cho người già, người khuyết tật thân thể trên xe buýt hoặc tàu điện”. Để giáo dục nên những con người có lòng quan tâm tới người khác, có tình cảm, dũng khí hành động thì cần phải có những yếu tố nào?

Lòng quan tâm được hình thành thông qua thực tiễn trong cuộc sống thường ngày từ thời thơ ấu. Trước hết, việc cha mẹ vừa tiến hành làm gương vừa nỗ lực dạy con biết nhường ghế cho phụ nữ mang thai, người già, quan tâm hỏi thăm những người gặp khó khăn, người khuyết tật rất quan trọng.

Mỗi người chỉ có một sinh mệnh trong thế giới này

Do việc chứng kiến những người sống xung quanh qua đời ngày một ít đi và quen với những cái chết ảo trong các trò chơi hoặc trên ti vi lặp đi lặp lại các cảnh giết người khiến cho nên trẻ trở nên khó cảm nhận được tầm quan trọng và sự quý giá không gì thay thế của sinh mệnh.

Hãy cho trẻ vui chơi giữa thiên nhiên, hãy cố gắng tạo ra cơ hội cho trẻ tiếp xúc với việc nuôi động - thực vật và cái chết của nhiều loài sinh vật để làm cho trẻ cảm nhận được sự quý giá và quan trọng của sinh mệnh.

Bên cạnh đó hãy làm cho trẻ liên tưởng đến nỗi lòng của những người bị thương, những người có người thân trong gia đình qua đời, làm cho trẻ hiểu được nỗi buồn đau đó sâu sắc đến thế nào. 

Cách dạy con của người Nhật
Cách dạy con của người Nhật
Cuốn sách tuyệt vời nhất là quyển sách đọc bằng giọng cha - mẹ

Khoảng thời gian trẻ vừa cảm nhận sự ấm áp của cha mẹ, vừa tiếp xúc với các truyện tranh hay và gia đình cùng nhau đồng cảm sẽ trở thành thời gian quý báu, làm phong phú cảm quan và trái tim của trẻ.

Hãy cố gắng tạo ra môi trường thân thiện với sách ngay từ khi trẻ còn nhỏ bằng việc tạo ra “thời gian đọc sách” giống như là thời gian dành cho bữa ăn và mỗi ngày cho dù là ít ỏi hãy cố gắng đọc cho trẻ nghe, cùng trẻ đi đến thư viện và tham gia vào các buổi nghe đọc sách.

Tuy nhiên hãy lưu ý tránh việc cho con đọc các sách khó quá sớm khiến trẻ căng thẳng và ghét đọc sách.

Ai cũng đang cố gắng sống tốt hơn

Có những trẻ bị khuyết tật như khiếm thính, khiếm thị, nói không trôi chảy, chậm phát triển, khuyết tật thân thể.

Cả trẻ bị khuyết tật lẫn trẻ em khỏe mạnh đều là “bạn bè thân thiết” mong muốn sống tốt hơn.

Hàng ngày trong gia đình hãy kể cho con nghe về những người cho dù bị khuyết tật vẫn hoạt động sôi nổi bên ngoài xã hội.

Không phân biệt đối xử với người khác

Cha mẹ khi nhận ra con mình tham gia vào việc bắt nạt trẻ khác hay phân biệt đối xử làm tổn thương người khác, cần phải có trách nhiệm dạy cho con hiểu rằng đó là những hành động đáng xấu hổ trong tư cách làm người. Thay vì giáo huấn thế này thế kia, hãy cố gắng chuyển tải cho con thấy cảm xúc của mình trong tư cách là cha mẹ như yêu thương con, mong muốn giáo dục con trở thành người tốt, choáng váng khi thấy con phân biệt đối xử, bắt nạt kẻ yếu, sự nổi giận với sự vui mừng khi làm cho người khác tổn thương. 

Việc cha mẹ thể hiện cho con thấy bản thân mình không có thành kiến, phân biệt đối xử và không dung thứ cho những điều đó là rất quan trọng.

Cá tính và ước mơ

Không ở đâu có người hoàn hảo

Một khi cha mẹ bị cai trị bởi chủ nghĩa hoàn hảo và đặt toàn bộ hy vọng vào bản thân mình cũng như con cái, họ sẽ trở nên rất mẫn cảm với các thất bại hay lỗi lầm nhỏ nhoi, vì vậy mà sự căng thẳng và bồn chồn sẽ dần được tích tụ lại.

Khi điều đó leo lan, có khả năng nó sẽ dẫn tới tình trạng bất an với việc nuôi con hoặc ngược đãi trẻ em. Trẻ em không hành động giống như cha mẹ nghĩ là điều hoàn toàn bình thường. Việc có được sự bình thản và không quá quan tâm đến những sự nhỏ nhặt trong việc lớn rất quan trọng.

Đối với trẻ em, cách nuôi dạy con thoải mái thay vì nhắm đến sự hoàn hảo chắc chắn sẽ giúp cho trẻ trưởng thành thuận lợi.

Người Nhật để con cái tự do ước mơ
Người Nhật để con cái tự do ước mơ
Khi có giấc mơ con người trở nên mạnh mẽ

Người ta nói rằng trẻ em ngày nay lãnh đạm, không có mơ ước và hy vọng về tương lai, dễ dàng bỏ cuộc trước khi thử thách các mục tiêu khó khăn. Tuy nhiên, thực tế trẻ em luôn có những ước mơ và niềm hy vọng của mình. Hãy lắng nghe những ước mơ và hy vọng của trẻ em cho dù bạn nghĩ rằng nó có vẻ nhỏ bé, kỳ lạ thế nào đi chăng nữa.

Bên cạnh đó, hãy kể cho con nghe về trải nghiệm của mình và cách sống của những người đã trải qua thời gian dài đầy khó khăn, gian khổ để thực hiện được ước mơ.

Hãy nhân ái dõi theo con và động viên con rằng mục tiêu cuộc đời là thứ đạt được khi ta đổ mồ hôi và trải qua nhiều thất bại.

Cha mẹ hãy là người luôn ủng hộ con.

Hãy lắng nghe ước mơ và niềm hy vọng của trẻ em.

Nếu muốn nuôi dạy con thành người có thể tự mình suy nghĩ, tự mình hành động thì…

Nếu cha mẹ luôn đi trước dẹp tất cả các chướng ngại vật trên đường con đi (bảo hộ quá mức) hoặc cha mẹ luôn chỉ bảo từng li từng tí cho con (can thiệp quá mức) thì sẽ khiến cho con mãi mãi không thể tự mình dấn bước. Thêm nữa, khi làm như vậy cha mẹ còn tước đi cơ hội thử thách, cơ hội học từ thất bại, cơ hội vui chơi và trải nghiệm phong phú của con.

Cha mẹ cũng thường có xu hướng so sánh con mình với con nhà khác và áp đặt hy vọng, ý chí của mình. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ là một thế giới khác nhau. Hãy yêu thương và công nhận cá tính của con.

Không có đứa trẻ nào giống nhau

Việc cha mẹ bị hút hồn vào so sánh con với trẻ khác hay chỉ số chung để đánh giá con từ sự kỳ vọng của bản thân, xem con nhớ được bao nhiêu từ, làm những việc gì… không có lợi cho sự trưởng thành cá tính của từng trẻ. Dưới áp lực như vậy của cha mẹ, trẻ có xu hướng mất đi sự tự tin. Thay vì so sánh rồi lo lắng, cha mẹ hãy tin rằng bất cứ đứa trẻ nào cũng có cá tính để nuôi con thật thoải mái.

Không có đứa trẻ nào giống nhau
Không có đứa trẻ nào giống nhau
Hãy gia tăng điểm tốt hơn là trách mắng điểm xấu

Đối với trẻ em điều quan trọng là sự tự tin và năng lực coi trọng bản thân. Nó giống như rễ của cây, rễ càng tỏa rộng và sâu thì càng cho trái lớn. Đừng để bị cuốn vào những thứ bên ngoài mà hãy tin tưởng vào sự trưởng thành của trẻ em và mang lại nước cũng như chất dinh dưỡng cho trái tim.

Thứ trở thành nước và dinh dưỡng đó chính là việc tìm ra điểm tốt của trẻ và khen ngợi trẻ. Khi cần trách mắng hãy trách mắng nhưng khi cần khen phải khen thật rõ ràng. Hãy chú ý giữ tỷ lệ cân bằng là nếu trách mắng một thì phải khen ba. Được khen trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và có được sự tư tin, lòng tự tôn.

Nhanh quá hóa hỏng

Các bậc cha mẹ tiến hành giáo dục trí tuệ cho con ngay từ khi con còn chưa đi học đang tăng lên. Tuy nhiên, không ít những trẻ bị bắt phải học sớm đó đã cảm thấy mệt mỏi ngay từ giai đoạn tiểu học hoặc trung học cơ sở. Cả bầu không khí gia đình nơi cha mẹ bị cuốn vào việc so sánh với các trẻ em khác và luôn căng thẳng khi muốn con nhanh chóng đem lại kết quả ngay cũng có nguy cơ gây hại cho sự trưởng thành tâm hồn của trẻ. Ngoài ra nó cũng có thể làm giảm đi các cơ hội vui chơi quan trọng, các trải nghiệm phong phú của thời thơ ấu.

Hãy nhận ra tầm quan trọng của việc quan sát kĩ và giáo dục chậm rãi tương ứng với cá tính của trẻ em.

Hy vọng sẽ có nhiều phụ huynh học hỏi được phương pháp "Giáo dục và nuôi dạy con cái của người Nhật Bản". Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người Việt Nam hơn.

Nguyễn Quốc Vương (http://nguoidothi.vn/ )

Related

Study 2207636993480590482

Post a Comment

emo-but-icon

CHUYÊN MỤC

Culture (14) Language (13) Business (11) Study (11) University (9) News (8) Tip (8) Travel (6) Job (1)

Recent Posts

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

item
- Navigation -