Bài Học Căn Bản Để Thành Công của người Nhật

Bài Học Căn Bản Để Thành Công của người Nhật Lời mở đầu Từ trước tới giờ, cùng nói chuyện và đào tạo một số lượng không nhỏ các sin...

Bài Học Căn Bản Để Thành Công của người Nhật

Lời mở đầu

Từ trước tới giờ, cùng nói chuyện và đào tạo một số lượng không nhỏ các sinh viên, và gặp gỡ các nhà kinh doanh gạo cội, từ lập trường là một nhà kinh doanh, bản thân tôi luôn luôn canh cánh một nỗi niềm.

Có một chân lý cực kì đơn giản thế này: “trong thế gian những người có thể thành công là những người có thể nghĩ ra và làm được”. Thế nhưng, cũng có nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi nghe tới một chân lí đơn giản một cách hiển nhiên như thế, họ là những người ngay sau bước đầu tiên đã nhận thất bại vì nghĩ rằng mình không thể làm được.

Bài Học Căn Bản Để Thành Công của người Nhật
Bài Học Căn Bản Để Thành Công của người Nhật
Nếu chỉ nắm trong tay bằng cấp và thành tích học tập tốt, những người ưu tú như vậy bao nhiêu cũng có. Những cái gọi là “đã từng đi du học ở nước ngoài” hay “có bằng MBA” thời buổi này cũng không phải là hiếm nữa rồi. Thế nhưng đáng tiếc là, ngay cả những người có thành tích khủng ấy cũng chưa chắc có khả năng làm được điều cơ bản là “suy nghĩ trước khi hành động” ấy.

Vậy lý do tại sao mà họ lại không thể làm được việc như vậy thế?

Ngay từ đầu, tôi đã nghĩ liệu có phải họ chỉ đơn giản là những người “không có năng lực hành động” hay không. Chắc chắn là, những sinh viên xuất sắc với thành tích học tập tốt ấy, lúc nào cũng chỉ toàn là học, và dễ trở thành cái mà chúng ta gọi là “đầu to mắt cận”. Kể cả có thể tư duy đi chăng nữa, mà ý nghĩ không gắn liền được với hành động, kết quả là sẽ trở thành người không thể trông cậy được. Bởi vì ở công ty mà biết cách làm việc đâu ra đấy thì không đời nào bị người khác đánh giá cả.

Tuy nhiên, nếu chăm chú quan sát những người này, không chỉ là năng lực hành động, mà hình như họ còn thiếu một điều gì đó nữa. Đó chính là “dáng vẻ năng động”. Tuy có năng lực tư duy nhưng họ là những người phải chờ đến khi có người nói cho thì họ mới bắt đầu nghĩ. Hay nói theo cách khác, họ lúc nào cũng trong trạng thái bị động.

Với tư cách là những người đang sống trên thế giới này, với mục đích là tiếp tục làm việc, con người phải tự mình làm việc và hành động chứ không chỉ đơn thuần là mong chờ thành công đến. Từ khi còn nhỏ, đã tiếp nhận cách nuôi dạy bị động sẽ không hề có khả năng tự tư duy. Nếu không nhanh chóng thay đổi thì sẽ mãi không thể thành công được.

Để có thể tự suy nghĩ, trước hết phải bắt đầu biết cách để ý. Nếu là người biết để ý, thì sẽ biết bản thân mình nên làm gì. Và như thế, họ mới có thể hành động. Để ý chính là bước đầu tiên.

“Tinh ý, khéo xử trí, để ý,..” nghĩa là gì?

Những người đi không biết giữ ý thì sẽ khiến cả thang cuốn phải dừng lại gấp cho mà xem! 

Không biết có từ khi nào, nhưng khi đi thang cuốn ở ga tàu hay sân bay, có một điều đặc biệt là những người không vội đi thì luôn đứng xếp thành một hàng phía bên tay trái, còn những người đang vội thì luôn đi sang phía bên tay phải. Cảnh tượng này không hề hiếm. Nếu có ai đó muốn đi bộ trên thang cuốn mà thấy mọi người xếp hàng như vậy rồi, thì ngay từ đầu họ sẽ chọn đi cầu thang bộ.

Bởi đối với những người gấp gáp vì bị muộn giờ chẳng hạn, thì họ luôn muốn nhanh hơn người trước cho dù chỉ một giây một phút. Gần đây đã xuất hiện một quy tắc ngầm giữa mọi người rằng những người không vội đi sẽ đứng phía bên tay trái, để dành phía bên tay phải cho những người đang vội có thể chạy vượt lên (sao ở vùng Kansai thì ngược lại nhỉ?).

Cái gọi là quy tắc ngầm đó, cho dù là do ai quyết định đi chăng nữa thì cũng không bắt buộc mọi người phải tuân theo. Từng người từng người một, đều có thể nhận ra rằng những người đang phải đi gấp thì cần đi nhanh hơn họ, kết quả là đã dần dần hình thành nên một thứ gọi là quy tắc ngầm như vậy. Quy định hay cách cư xử hay quy ước, là những điều mà về cơ bản được gọi là “để có thể cư xử tốt với những người xung quanh thì điều quan trọng là phải biết cách giữ ý” ấy, đã dần trở thành một quy tắc được ngầm hiểu giữa mọi người với nhau.

Tuy vậy, mặc dù đã cố công tạo ra quy tắc ngầm nhưng chỉ cần có một người không để ý thôi thì sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Khi tất cả đều xếp thành một hàng ở phía bên trái, chỉ cần một người đứng sang phía bên phải thôi, thì chẳng phải là sẽ xảy ra chuyện những người đang vội đi từ phía sau đến sẽ phải dừng lại đột ngột hay sao? Chính những người như thế, chỉ vì mục đích của bản thân đã gây ra ách tắc lớn ở ngay phía sau mình. Những người như vậy không những không để ý đến mọi người xung quanh mà ngay cả bản thân mình cũng chẳng để ý. Những người đứng sau sẽ để ý tới người đó, quyết tâm cố ý tới gần, sau đó sẽ ho lên một tiếng. Những người phải dừng lại đột ngột có thể sẽ làm như vậy. Và như thế sẽ khiến hiệu suất của thang cuốnbị giảm đi, thậm chí còn khiến những người đang sử dụng thang cuốn cảm thấy bất mãn và bực dọc.

Có lẽ sẽ có người nghĩ “Trên thang cuốn hay ở đâu đi nữa, đứng ở bên phải, hay bên trái, hay đứng ở giữa thì đúng là ích kỷ”. Nói đi cũng phải nói lại, cũng có người nghĩ rằng “trên thang cuốn việc đi bộ như thế rồi chạy vượt lên người khác như thế thì cũng là chỉ biết nghĩ đến bản thân đấy thôi”. Nếu tự bản thân mình chỉ cần để ý một chút, đứng sang phía bên trái thì tất cả mọi người sẽ cảm thấy hài lòng. Bản thân hãy để ý một chút, làm như vậy chính là “khéo xử trí”.

Hơn thế, mỗi khi sử dụng thang cuốn từng người từng người một biết để ý xung quanh, dòng người đi trên thang sẽ di chuyển dễ dàng hơn, những người đang vội cũng có thể đi qua nhanh hơn. Vậy nên họ sẽ có thể nhanh chóng quyết định có nên sử dụng thang cuốn hay không. Hơn thế, hiệu suất cũng trở nên tốt hơn.

Với ví dụ về thang cuốn như trên, nếu mỗi người đều tự giác để ý hơn, tất cả mọi người sẽ đều cảm thấy vui vẻ, những việc không tốt cũng trở nên tốt hơn. Trên cuộc sống này cũng có nhiều chuyện như vậy.

Hơn nữa, những việc có thể làm được, cũng như vậy thì thật tốt. Thế nhưng, vì không thể “để ý một chút”, nên sẽ phát sinh mâu thuẫn giữa mọi người chỉ từ những việc nhỏ nhặt, và gây ra rắc rối giữa các đồng nghiệp trong cùng một công ty. Trong tất cả các tình huống diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, dù là ở chỗ chơi, hay chỗ làm, mọi việc có thể thành công hay thất bại tùy thuộc vào cách chúng ta nhận thức như thế nào.

Vấn đề là, trước khi “biết để ý” cũng giống với những người không thèm để ý đứng phía bên phải thang cuốn, chính mình cũng không ít lần bị nhắc nhở.

Có lẽ cũng có người nghĩ rằng nếu quy định ngay từ đầu rằng “những người đang vội đi phía bên phải, những người không vội đứng phía bên trái” chẳng phải sẽ tốt hơn sao? Nếu như thế thì, ngay cả những người không biết để ý cũng bắt buộc phải làm theo, chẳng phải sẽ khiến tất cả mọi người di chuyển nhanh chóng hơn hay sao? Cũng phải nói thêm rằng đúng là ở xã hội Nhật Bản hiện nay có những cách thức cư xử như vậy. Bất cứ điều gì ghi trong sách hướng dẫn, hay các quy định đi đều là sự áp đặt lên hành động cụ thể của từng cá nhân. Rốt cuộc thì, các quy tắc đứng yên bất động, còn con người thì tuân theo và hành động theo như một con rô-bốt.

Những người dân trong một xã hội áp đặt quy định, giống như đi trên thang cuốn, hay lúc nào cũng phải hành động theo một tốc độ nhất định và y hệt nhau, có lẽ cũng biết nên hành xử như thế nào. Thế nhưng, trong cuộc sống, có nhiều trường hợp khác nhau xảy ra trên thang cuốn. Đi lên hay đi xuống, lúc thì nhìn bên đối diện, lúc thì đi với tốc độ nhanh, lúc thì đi chậm lại, chúng ta hoàn toàn không thể đoán trước để có thể ứng biến. Chính những lúc như vậy, những áp đặt của xã hội đã phơi bày ra điểm yếu này.

Chính vì vậy, khả năng “để ý” đã trở thành điều không thể thiếu đối với mỗi cá nhân trong một xã hội. Nếu nói có hay không có khả năng này, đương nhiên là phải từ chính bản thân mỗi người. Thêm vào đó môi trường xung quanh cũng có thể thay đổi nhanh chóng phương diện nhìn nhận. Việc trói buộc vào các quy tắc trong cuộc sống là không thể, và cũng chẳng cần thiết. Hơn nữa, về khía cạnh này, vì biết để ý nên thúc đẩy mọi việc được trôi chảy hơn. Kết quả có sự khác nhau rất lớn.

Cho dù là trong sinh hoạt thường nhật hay trong công việc, việc có thể “để ý” có ý nghĩa to lớn. Như trong ví dụ về việc đi thang cuốn ở trên, nếu giả sử ở công ty trong số nhân viên biết “để ý” có một “nhân viên khiến người khác phải dừng lại đột ngột”, thì ai cũng dễ dàng thấy được thành tích công ty sẽ khác biệt rất lớn. 

Tác giả: Sadahisa Sugiyama, Facebook: https://www.facebook.com/sugiyama888

Bài viết được trích từ cuốn sách “Người Biết Để Ý Là Người Thành Công” của bác Sadahisa Sugiyama, Giám đốc điều hành công ty Minami Fuji – Người sáng lập Global Management College (GMC). 

Ra đời từ 2005, Global Management College (GMC) là nơi đào tạo các lãnh đạo trẻ ở độ tuổi 20 trở thành quản lý trong các tập đoàn đa quốc gia làm việc tại khắp Châu Á (Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Philippines,...). Nhiều thành viên của GMC đã có cơ hội trở thành các lãnh đạo, quản lý cấp cao ngay khi ở độ tuổi ̉20.

Related

Business 849812148354296356

Post a Comment

emo-but-icon

CHUYÊN MỤC

Culture (14) Language (13) Business (11) Study (11) University (9) News (8) Tip (8) Travel (6) Job (1)

Recent Posts

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

item
- Navigation -