Cách đánh giá học sinh của Nhật Bản

Cách đánh giá học sinh của Nhật Bản Tôi có hai con đi học ở trường công lập của Nhật Bản. Hai cháu nay đã là học sinh Trung học Cơ sở. ...

Cách đánh giá học sinh của Nhật Bản

Tôi có hai con đi học ở trường công lập của Nhật Bản. Hai cháu nay đã là học sinh Trung học Cơ sở. Tôi xin chia sẻ về cách nhà trường đánh giá kết quả học tập sinh hoạt ở trường và thái độ của phụ huynh.

Báo cáo theo mẫu, đánh giá theo cấp độ Trước hết, nhà trường nào cũng dùng một bản nhận xét chung gọi là “Báo cáo kết quả học tập, sinh hoạt ở trường”. Báo cáo này là mẫu dùng thống nhất, liệt kê đầy đủ nhưng ngắn gọn, dùng cho cả một năm học. Đối với học sinh tiểu học thì trông như một tấm bìa gấp làm 3 kích thước như tờ giấy A4 gấp lại. Với học sinh Trung học Cơ sở thì to hơn, như tờ giấy khổ rộng gấp đôi lại bằng tờ A4, giấy cứng. Ngoài cùng là thông tin về năm học, tên học sinh, lớp, giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng, tên trường.

Cách đánh giá học sinh của Nhật Bản
Cách đánh giá học sinh của Nhật Bản
Kết quả học tập của học sinh Nhật Bản

Trang thứ hai là phần kết quả học tập của các môn của ba kỳ bao gồm: tên môn học, tiêu chuẩn đánh giá và kết quả. Kết quả ở Tiểu học dựa trên 3 mức: Rất tốt, Tốt và Cần cố gắng; THCS thì do con tôi chuyển ra trường Nhật ở nước ngoài nên tôi thấy có tới 5 mức theo số từ 1 đến 5 hoặc là ABCDE. Mỗi tiêu chí sẽ được đánh giá theo từng mức độ. Ví dụ em A, môn Quốc ngữ năm lớp 2: Thái độ, sự quan tâm, động lực với môn Quốc ngữ: “Tốt”; Khả năng nghe nói: “Rất tốt”; Khả năng viết: “Cần cố gắng”; Khả năng đọc: “Tốt”; Hiểu biết về ngôn ngữ: “Cần cố gắng”. Ví dụ khác là đánh giá của em B, năm lớp 1 của THCS (vì Nhật tính theo lớp của mỗi cấp chứ không tính liên tục như Việt Nam). Môn toán: Thái độ, động lực và sự quan tâm với toán số: “A”; Năng lực tư duy và nhìn nhận về toán: “C”; Kỹ năng toán số: “B”; Hiểu biết và tri thức về toán số và hình học: “D”.

Tham gia hoạt hoạt động ngoại khóa của học sinh Nhật bản

Trang thứ ba là nhận xét về ngoại khóa: ví dụ giao lưu cộng đồng như thế nào? Tiếp theo là phần nhận xét tổng thể về mọi mặt. Cụ thể là về các mục: tính trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, cải thiện thế chất, sức khỏe; sự cảm thông và hợp tác; sự bảo trọng cá nhân và tình yêu thiên nhiên; lao động và những việc công; sự bình đẳng, bình quyền; sự tôn trọng quan tâm đến các khách thể… 

Mỗi mục đó giáo viên đưa ra nhận xét. Ví dụ tính trách nhiệm của con trai tôi học kỳ 3: “Thực hiện đúng vai trò của mình”; hay về thể hiện sự công bằng bình đẳng, là: “Phân biệt rõ đúng sai, có thái độ đúng mực…”. Có phần về hoạt động đặc biệt trong kỳ học, năm học. Ví dụ, năm rồi học sinh tham gia các hoạt động nào của nhà trường? đạt thành tựu gì ? Quan trọng là nhận xét chung của giáo viên chủ nhiệm về những điểm nổi bật đã đạt được và những điều cần khắc phục. Như của con gái tôi, giáo viên nhận xét:” Đã tích cực tham gia Lễ hội của trường, nỗ lực luyện tập hát đồng ca. Lo lắng cho bạn và gắng để cùng các bạn giúp cả phần việc của bạn vắng mặt. Về mặt học tập thì đã không còn quên đồ dùng nữa. Nhưng cần cố gắng để nêu câu hỏi với giáo viên khi có vấn đề không hiểu.” Có phần ý kiến của phụ huynh với nhà trường về chuyện học tập của con em mình nhưng rất cô đọng chỉ mấy dòng. Ví dụ: “Tôi mong là cháu sẽ cố gắng dành thời gian học nhiều hơn trong kỳ tới” hoặc ” Gia đình vui với kết quả của cháu”…

Nhận xét của nhà trường 

Trang cuối là xác nhận của nhà trường về kết quả học tập của học sinh, chỉ ghi đơn sơ là nhà trường… xác nhận trên đây là kết quả của học sinh thôi. Phần cuối của trang này là bảng tổng kết về thời lượng tham gia học tập của học sinh: số ngày đi học, số ngày nghỉ. Học thêm có dịch vụ độc lập với nhà trường Bản tổng kết này được phát cho mỗi học sinh ở buổi học cuối cùng của mỗi kỳ. Sau mỗi kỳ thì nộp lại cho nhà trường và kỳ cuối thì nhà học sinh được giữ lại. Mỗi em sẽ biết kết quả của mình, có thể khoe cho nhau nhưng nhìn chung ít ai khoe và các cháu chẳng mấy quan tâm đến kết quả của nhau. Các cháu còn ông bà như con tôi thì chúng tôi tLinh Đanhường nhắc các con mang bảng báo cáo về cho ông bà xem. Nhà trường cũng có những khen ngợi cho những em không nghỉ học buổi nào hay đọc nhiều sách… Không có chuyện công khai xếp loại tiên tiến, xuất sắc như ở Việt Nam.

Thường trong quá trình học thì có các bài kiểm tra nhỏ nhỏ, với thang điểm là 100 để đánh giá sức học của học sinh. Việc học, ngoài chuyện tiêu chuẩn chung thì mỗi gia đình có mục tiêu giáo dục, năng lực tài chính, hướng nghiệp riêng để có biện pháp giúp con mình cải thiện môn học cần cố gắng. Học thêm là một giái pháp nhưng nhà trường không đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ dạy thêm, mà có hệ thống bồi dưỡng kiến thức độc lập với nhà trường. Như vậy, ở đây có sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, xã hội chứ không phó thác cho nhà trường và nhà trường dựa vào kết quả học tập thực tế của học sinh để giúp gia đình có thêm những dữ liệu nhằm tổ chức việc giáo dục cho con em mình được tốt đẹp hơn. Xã hội cũng cung cấp những phương tiện, những dịch vụ để con em được đáp ứng nhu cầu về giáo dục tốt hơn.

Linh Đan

Related

Study 1739302304930957170

Post a Comment

emo-but-icon

CHUYÊN MỤC

Culture (14) Language (13) Business (11) Study (11) University (9) News (8) Tip (8) Travel (6) Job (1)

Recent Posts

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

item
- Navigation -