Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn

Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn! Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ...


Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!

Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.

Bốn vấn đề chủ chốt cần biết:

Đề cập đến vấn đề làm ăn với người Nhật, ông Sakae khuyên: “Đừng thụ động ngồi chờ!”.

Ông cho biết khi hợp tác làm ăn với ai, các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến bốn vấn đề chủ chốt. Đây cũng là những yêu cầu mà các doanh nghiệp Việt Nam dường như vẫn chưa đáp ứng được.

Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn
Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn
Chất lượng của sản phẩm

Vấn đề hàng đầu là chất lượng sản phẩm. Nhật Bản thuộc loại thị trường khó tính nhất thế giới. Ví dụ: tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất xe hơi chỉ cho phép ở mức 1/100.000. Nghĩa là, trong 100.000 chiếc xe hơi chỉ được phép có một chiếc hỏng. Hoặc như sản phẩm may mặc, tiêu chuẩn chất lượng của Nhật còn cao hơn cả châu Âu và nhiều nước phát triển khác. Ở Việt Nam, phế phẩm vẫn được bán ra bên ngoài trong khi doanh nghiệp Nhật coi đó là chuyện hết sức đáng xấu hổ. Bởi đối với họ, chất lượng là một yêu cầu không thể nhân nhượng, không thể đàm phán và không có lý do gì để có thể bỏ qua. Ông cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên thay đổi nhận thức về vấn đề này, nếu thực sự muốn làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường này.

Thứ hai là giá thành sản phẩm

Khi đàm phán, đầu tư, doanh nghiệp Nhật tính từng đồng, chứ không phải đô la Mỹ hay đồng yen. Đây cũng chính là động lực để các doanh nghiệp Nhật có đầu tư vào Việt Nam hay không. Tức là làm ăn phải có lời, giá cả phải cạnh tranh với các nước khác trong khu vực thì mới hấp dẫn các nhà đầu tư. Có không ít doanh nghiệp Nhật Bản muốn đến Việt Nam vì họ nghĩ Việt Nam có những lợi thế về chi phí rẻ hơn Trung Quốc. Nhưng thực tế thì đã không được như vậy. Theo ông, đây là vấn đề không đơn giản và Việt Nam cần phải có một quá trình để cải thiện chứ không thể một sớm một chiều.

Yêu cầu tiếp theo là phải giao hàng đúng

Đúng ở đây là đúng thời hạn vì nếu trễ sẽ bị phạt. Ngoài ra, còn phải đúng cả số lượng, thiếu hay thừa số lượng cũng không được. Ông lấy ví dụ: thảm họa động đất xảy ra vào hồi tháng 3 vừa qua khiến nhiều doanh nghiệp Nhật phải đóng cửa và đứng trước nguy cơ phá sản. Thế nhưng, chỉ hai tháng sau một số doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động trở lại. Lý do là vì họ muốn giao hàng đúng hạn theo các hợp đồng đã ký trước đó. Họ không muốn làm phiền khách hàng vì giao hàng trễ. Đây là một trong những nét văn hóa của giới doanh nghiệp Nhật Bản mà khi làm ăn với họ các doanh nghiệp Việt Nam nên chia sẻ.

Vấn đề cuối cùng là tích cực, chủ động

Ông cho biết Jetro đã từng tổ chức hỗ trợ nhiều chương trình xúc tiến nhưng tâm lý “ai muốn mua hàng thì phải đến đây” trong các doanh nghiệp Việt Nam có vẻ như vẫn còn khá phổ biến. Điều này khiến các doanh nghiệp Nhật Bản suy nghĩ rằng bên có hàng muốn bán mà không tích cực thì mua làm gì. Tại sao chúng ta muốn bán hàng mà lại bắt người mua phải đi tìm người bán? Tại sao chúng ta không tìm mọi cách chiêu dụ, thu hút đối tác để đạt được mục tiêu của mình?

Hãy mạnh dạn!

Thị trường Nhật Bản không chỉ khó tính mà còn cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, điện tử. Ở đâu trên thế giới người ta cũng thấy xe của Hyundai nhưng tuyệt nhiên ở Nhật không có cảnh tượng đấy. Tại đây, ngay cả xe hơi của Mỹ hay châu Âu cũng khó chen chân với hàng chục nhãn hiệu xe hơi của Nhật như Toyota, Honda, Nissan, Mitsubishi… Sản phẩm của Samsung cũng trong tình cảnh tương tự vì họ phải đụng với hàng chục nhãn hiệu khác nhau của Nhật Bản.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa thị trường Nhật Bản không còn cơ hội. Doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh dạn tìm hiểu, đầu tư vào đây chứ không nên chần chừ, ngại ngùng. Ví dụ như thị trường bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ vẫn còn tiềm năng khá lớn và còn có cơ hội để thâm nhập. Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ sản phẩm phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng.

Như đã đề cập, yêu cầu hàng đầu là phải đảm bảo chất lượng. Hàng phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao cấp, không bị lỗi, kể cả thùng, bao chứa sản phẩm. Chất lượng ở đây còn phải bao hàm cả sự tiện dụng. Ví dụ, một chai rượu muốn bán được thì phải làm sao cho dễ khui chứ bắt người sử dụng phải loay hoay mãi mới mở được thì coi như… thua.

Bên cạnh đó, hàng hóa luôn phải đổi mới, khác lạ và tốt hơn của người khác. Ví dụ, ở Nhật, Canon mỗi năm tung ra khoảng 100 loại sản phẩm máy chụp hình kỹ thuật số khác nhau để đáp ứng nhu cầu. Mặt hàng ti vi thì hàng tháng đều có mẫu mới.

Ngoài ra, an toàn đối với sản phẩm cũng là một yêu cầu quan trọng. Nếu hàng hóa của bạn để xảy ra tai nạn thì sau đó sẽ rất khó được chấp nhận trên thị trường. Một ví dụ điển hình là sản phẩm sủi cảo của Trung Quốc. Mặt hàng này trước đây được xuất khẩu rất nhiều vào Nhật nhưng sau đó bị phát hiện có nhiễm độc, thế là hết đường tồn tại ở thị trường này. 

Related

Business 4816665433514762231

Post a Comment

emo-but-icon

CHUYÊN MỤC

Culture (14) Language (13) Business (11) Study (11) University (9) News (8) Tip (8) Travel (6) Job (1)

Recent Posts

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

item
- Navigation -